DELTA COCO BEINCO BẾN TRE
“Tôi từng dự một cuộc họp ở bên kia bán cầu. Ban tổ chức giới thiệu khách mời là cà phê phục vụ được sản xuất ở Việt Nam. Mọi người uống đều khen rất ngon. Nhưng hỏi ra nó mang hiệu gì? Là Nestle, một thương hiệu Thụy Sỹ.Tại sao chúng ta không đưa sản vật chúng ta ra nước ngoài mà phải mang thương hiệu nước khác?”, ông Hoàng Lâm – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) đặt câu hỏi khi Việt Nam đã có cà phê nhân Buôn Ma Thuột được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Tương tự, câu chuyện nước mắm Phú Quốc cách đây nhiều năm cũng là bài học cho những ngày đầu đưa nước mắm Việt "xuất ngoại".
“Nhiều năm trước, tôi có gặp một số người Nhật, họ rất thích nước mắm Phú Quốc. Nhưng sau đó, tôi mới biết nước mắm Phú Quốc mà họ thích được sản xuất ở Thái Lan. Cỡ 3 năm sau, nước mắm Phú Quốc được xuất khẩu sang Nhật. Nhưng nước mắm của mình đóng trong chai nhựa, màu đen sì lại đậm mùi nguyên bản. Trong khi đó, hàng của Thái đóng trong chai sành, vàng óng ánh, mùi rất thanh. Đi vô siêu thị thì người ta nói loại của Thái bán đắt gấp 5 lần Việt Nam”, ông Trần Giang Khuê – Phụ trách văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP HCM kể lại.
Thế giới có tổng cộng 50.000 bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Riêng Việt Nam có 49 đặc sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý. Dưới 1.000 sản vật được bảo hộ ở dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Số lượng đã ít mà lại chưa nhiều đặc sản Việt Nam thành danh ở nước ngoài.
Ông Lê Ngọc Lâm – Cục phó Sở hữu trí tuệ cho rằng, một số đặc sản trong nước vẫn chưa được khai thác đúng giá trị của nó. Theo Trung tâm Phát triển Tài sản sở hữu trí tuệ, cam Cao Phong (Hòa Bình) đã tăng 100% giá trị sau khi được cấp chỉ dẫn địa lý. Chè Mộc Châu (Sơn La) có bao bì mang chỉ dẫn địa lý cũng có giá cao hơn từ 1,7 đến 2 lần các loại chè không có bao bì chỉ dẫn.
Tuy nhiên, cũng không ít những sản vật sau khi được cấp chỉ dẫn địa lý lại có xu hướng đi xuống: bị khai thác cạn kiệt, chất lượng suy giảm, bị làm giả… dẫn đến thương hiệu của sản vật phải vất vả cạnh tranh, thậm chí có nguy cơ biến mất. Thời gian qua, trường hợp hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) bị cạnh tranh bởi hạt dẻ Trung Quốc là ví dụ.
Theo các chuyên gia, đại đa số đặc sản Việt Nam chủ yếu là những món ăn, thức uống thông dụng. Bên cạnh đó, cũng có vài món ăn, thức uống gia truyền, bí truyền hay mang tính độc đáo như những món ăn từ côn trùng, sâu bọ, ấu trùng hoặc từ những bộ phận, phủ tạng hoặc được chế biến bằng những phương pháp đặc biệt. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Lâm, dù bí truyền hay độc đáo đến đâu thì cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn trong và ngoài nước để có cơ hội đưa đặc sản đi xa.
“Để đưa sản vật ra thị trường, đầu tiên cần phải tuân thủ các quy định và yêu cầu kỹ thuật liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, các quy định và yêu cầu về quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra còn các quy định về đóng gói bán lẻ, bao bì, quy định về nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, thủ tục đăng ký hàng hóa để được lưu thông hợp pháp trên thị trường”, ông Lâm liệt kê một loạt yêu cầu mà không ít doanh nghiệp xuất hàng đi nước ngoài vẫn chưa tìm hiểu kỹ hết.
TAGS: công ty cổ phần đầu tư dừa bến tre (beinco),Công ty Cổ phần Đầu Tư Dừa Bến Tre,Công ty Dừa BEINCO NƯỚC CỐT DỪA ĐÓNG LON 400ML ,Công ty DỪA BEINCO,Công ty BEINCO Bến Tre NƯỚC CỐT DỪA ĐÓNG LON 400ML ,Công ty sản xuất nước cốt dừa DELTA COCO BẾN TRE VIỆT NAM ,Benico dừa sấy khô DELTA COCO BẾN TRE VIỆT NAM ,BEINCO DELTA COCO BẾN TRE VIỆT NAM ,BEINCO DELTA COCO BẾN TRE
Không có nhận xét nào: DELTA COCO BEINCO BẾN TRE
Đăng nhận xét